Quảng cáo

Mazda xác nhận dính bê bối gian lận thử nghiệm túi khí

Quốc Bình Quốc Bình
Thứ ba, 04/06/2024 18:51 PM (GMT+7)
A A+

Mazda2 là một trong những mẫu xe vướng phải bê bối gian lận thử nghiệm túi khí.

Mazda chính thức xác nhận “dính chàm” trong bê bối gian lận an toàn

Theo Japan Times, Mazda cho biết hãng đã điều tra toàn bộ 2.403 thử nghiệm thực hiện trong thời gian tháng 1/2014-1/2024. Đây là động thái được thực hiện theo yêu cầu do Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch (MLIT) đưa ra hôm 26/1 về việc thực hiện một "Cuộc điều tra các yếu tố bất thường tồn tại trong hồ sơ kiểm định kiểu loại".

Kết quả điều tra cho thấy những bất thường trong tổng số 5 thử nghiệm của hai hạng mục thử nghiệm, và đã được hãng báo cáo lên MLIT ngày 30/5. Những bất thường được xác định bao gồm 150.878 xe đã sản xuất và 149.313 xe đã bán.

Mazda+2

Cụ thể, trong quá trình thử nghiệm để xác định mức độ bảo vệ người trên xe khi có va chạm phía trước, Mazda đã sử dụng một thiết bị bên ngoài để kích hoạt thời gian túi khí bung. 

Thay vì để túi khí tự bung thông qua cảm biến trên xe, việc sử dụng thiết bị bên ngoài này dẫn đến rủi ro. Trong tình huống thực tế, nếu xảy ra va chạm, túi khí có thể không bung đúng cách như trong thử nghiệm.

Những mẫu xe bị ảnh hưởng

Các mẫu xe liên quan đến bất thường này không còn sản xuất, bao gồm Atenza/Mazda6 và Axela. Những sản phẩm này chỉ dành cho thị trường nội địa Nhật.

m2

Hai mẫu xe vẫn đang được sản xuất bao gồm Roadster RF và Mazda2. Trong quá trình thử nghiệm, Mazda đã sử dụng phần mềm khác để điều khiển động cơ và xác định công suất. Điều này có nghĩa là công suất xe trong thử nghiệm có thể khác với công suất xe thực tế bán cho khách.

Biện pháp khắc phục

Đối với các xe đã dừng sản xuất, Mazda đã kiểm tra kỹ thuật nội bộ và thử nghiệm lại để đảm bảo rằng chúng đạt các tiêu chuẩn hợp pháp về khả năng bảo vệ người sử dụng trong trường hợp va chạm phía trước. Vì vậy, không có vấn đề về an toàn đối với những khách hàng tiếp tục sử dụng các mẫu xe này.

2024-Mazda-6-G35-GT-SP-review-HERO

Trong khi đó, từ ngày 30/5, Mazda đã dừng vận chuyển các mẫu xe đang được sản xuất và chuẩn bị thử nghiệm lại chúng trong cùng điều kiện với các xe sản xuất hàng loạt. Điều này nhằm đảm bảo tính an toàn và chất lượng của các sản phẩm.

Những sai phạm của Mazda là một phần của loạt bê bối gần đây tại các hãng xe Nhật, bao gồm Toyota, Honda, Suzuki và Yamaha. Các hãng đã công bố những bất thường trong hồ sơ kiểm định kiểu loại các sản phẩm sau nhiều tháng điều tra theo hướng dẫn của MLIT từ ngày 26/1.

Quảng cáo
Xem thêm