Quảng cáo

Thanh Hóa vỡ mộng “xưng vương”

Hóa Võ Hóa Võ
Chủ nhật, 03/08/2014 15:07 PM (GMT+7)
A A+

Người xứ Thanh đã làm tất cả những gì có thể để đưa chiếc Cup vô địch V-League lần đầu về quê nhà, thế nhưng khi giải đấu chưa kết thúc Thanh Hóa đã chính thức thất bại hoàn toàn.

Nội dung chính

 

Giấc mơ vươn mình thành “đại gia”


Kể từ khi nhận chuyển giao đội 1 từ Thể Công (giải thể, chuyển giao cho Thanh Hóa) và suất chơi V-League, đội bóng xứ Thanh gần như đã “lột xác” ở sân chơi bóng nội. Nếu như trước đây, Thanh Hóa chỉ có thể dùng cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo địa phương, hoặc “chiêu binh” những cầu thủ nhàng nhàng ít tên tuổi, nhưng trong 2-3 năm gần đây Thanh Hóa bỗng trở thành miền đất hứa…với giới cầu thủ.

 

Nói không quá, ở phía Bắc hiện nay, Thanh Hóa chính là đội bóng đứng đầu trong khoản bạo chi. Đó là tiền “lót tay” cao, lương khủng, các chế độ phụ cấp tốt…, rồi thưởng cho mỗi trận thắng thuộc loại “có số” ở V-League. Và đặc biệt, việc giải ngân cho những khoản tiền này khá đúng với cam kết từ đầu mùa. Nói như cách của bầu Đệ, ở Thanh Hóa cứ ngoan và đá tốt chắc chắn sẽ “có quà”.

 

Thanh Hóa vs SLNA, Vòng 22 V-League 2014, Thanh Hóa, Sông Lam Nghệ An

Thanh Hóa giờ chỉ còn mục tiêu top 3

 

Với tiềm lực tài chính khác trước, ngay ở lượt đi Thanh Hóa đã kết thúc với vị trí dẫn đầu. Họ gần như đá đâu thắng đấy, vượt qua hàng loạt các ông lớn như Hà Nội.T&T, B.Bình Dương, SHB.Đà Nẵng…Ở giai đoạn 1, thầy trò HLV Mai Đức Chung chỉ để thua 1 trận trước Đồng Nai (0-8).

 

Quãng thời gian đó chẳng khác nào "giấc mơ có thật" với Thanh Hóa, bởi từ trước tới nay, họ tham dự V-League chỉ theo kiểu "đủ mâm đủ bát", nghĩa là "vừa đá vừa chạy ăn" và chơi bóng với mục tiêu trụ hạng.

 

Và những nước cờ sai


Sau khi vô địch lượt đi, Thanh Hóa càng trở nên tự tin cho những trận đấu còn lại ở giai đoạn nước rút. Vẫn phương châm, “thủng đâu vá đấy, thiếu thì mua”, bầu Đệ luôn giải quyết gần như các yêu cầu của BHL trong việc tăng cường lực lượng và giải quyết tài chính.

 

Khi nắm bắt được điểm yếu thể lực từ các vị trí trụ cột, HLV Mai Đức Chung đã có nhiều sự tăng cường, khi đưa về bộ đôi nhập tịch của V.Ninh Bình là Đinh Văn Ta, Hoàng Vissai và cầu thủ gần như hết thời Đặng Amaobi.

 

Với sự có mặt của Hoàng Vissai, Đinh Văn Ta và Đặng Amaobi, Thanh Hóa có thể tung ra sân cùng lúc 7 “ông Tây” (4 nhập tịch và 3 ngoại binh). Thế nhưng, chưa có những đóng góp cụ thể cho đội bóng, Đinh Văn Ta và Hoàng Vissai gần như trở thành những điểm yếu trong một hệ thống vốn đã "vào phom".

 

Bên cạnh đó, lối chơi phụ thuộc quá nhiều vào đội trưởng Nastja Ceh, 36 tuổi và không còn đủ thể lực để cày ải, đã khiến Thanh Hòa bị bắt bài. Ngoài ra, Thanh Hóa gặp sai lầm trong chuyển nhượng trên hàng công. Họ đã bị “lố” một vụ khá đau trong việc ký kết hợp đồng với tiền đạo Dincic.

 

Qua lời giới thiệu của Ceh với bản vàng thành tích của tiền đạo cao 1m96, từng là vua phá lưới giải hạng Nhất Serbia 2010-2011, Thanh Hóa đã không kiểm tra y tế, để rồi té ngửa khi phát hiện chân sút 32 tuổi này bị chấn thương không thể thi đấu. Và khi đã bán đi chân sút chủ lực Sunday cho Than Quảng Ninh, Thanh Hóa đã thiếu một chân sút tầm cỡ.

 

Thêm nữa, các trụ cột ở lượt đi như Nastja Ceh, Van Bakel, Xuân Thành, Xuân Luân, Lê Văn Tân ... giờ chỉ còn là cái bóng của chính mình. Sự xáo trộn trong đội hình với việc kẻ đến người đi khá nhộn nhịp đã khiến Thanh Hóa đánh mất đi sự ổn định. Sau 9 trận đã đấu ở lượt về, Thanh Hóa thua 4 hòa 2 và thắng 3, một con số cực thấp cho tham vọng vô địch.

 

Khi giải đấu còn 2 vòng là kết thúc, đội bóng xứ Thanh đã chính thức “tung cờ trắng” trong cuộc đua vô địch. Thậm chí, nếu không cải thiện được tình hình, vị thứ 3 cũng còn nằm trong tay Thanh Hóa (37 điểm), khi SHB.Đà Nẵng chỉ còn kém 2 điểm.

Giấc mơ vươn mình thành “đại gia”

Kể từ khi nhận chuyển giao đội 1 từ Thể Công (giải thể, chuyển giao cho Thanh Hóa) và suất chơi V-League, đội bóng xứ Thanh gần như đã “lột xác” ở sân chơi bóng nội. Nếu như trước đây, Thanh Hóa chỉ có thể dùng cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo địa phương, hoặc “chiêu binh” những cầu thủ nhàng nhàng ít tên tuổi, nhưng trong 2-3 năm gần đây Thanh Hóa bỗng trở thành miền đất hứa…với giới cầu thủ.

Nói không quá, ở phía Bắc hiện nay, Thanh Hóa chính là đội bóng đứng đầu trong khoản bạo chi. Đó là tiền “lót tay” cao, lương khủng, các chế độ phụ cấp tốt…, rồi thưởng cho mỗi trận thắng thuộc loại “có số” ở V-League. Và đặc biệt, việc giải ngân cho những khoản tiền này khá đúng với cam kết từ đầu mùa. Nói như cách của bầu Đệ, ở Thanh Hóa cứ ngoan và đá tốt chắc chắn sẽ “có quà”.

Thanh Hóa giờ chỉ còn mục tiêu top 3

Với tiềm lực tài chính khác trước, ngay ở lượt đi Thanh Hóa đã kết thúc với vị trí dẫn đầu. Họ gần như đá đâu thắng đấy, vượt qua hàng loạt các ông lớn như Hà Nội.T&T, B.Bình Dương, SHB.Đà Nẵng…Ở giai đoạn 1, thầy trò HLV Mai Đức Chung chỉ để thua 1 trận trước Đồng Nai (0-8).

Quãng thời gian đó chẳng khác nào "giấc mơ có thật" với Thanh Hóa, bởi từ trước tới nay, họ tham dự V-League chỉ theo kiểu "đủ mâm đủ bát", nghĩa là "vừa đá vừa chạy ăn" và chơi bóng với mục tiêu trụ hạng.

Và những nước cờ sai

Sau khi vô địch lượt đi, Thanh Hóa càng trở nên tự tin cho những trận đấu còn lại ở giai đoạn nước rút. Vẫn phương châm, “thủng đâu vá đấy, thiếu thì mua”, bầu Đệ luôn giải quyết gần như các yêu cầu của BHL trong việc tăng cường lực lượng và giải quyết tài chính.

Khi nắm bắt được điểm yếu thể lực từ các vị trí trụ cột, HLV Mai Đức Chung đã có nhiều sự tăng cường, khi đưa về bộ đôi nhập tịch của V.Ninh Bình là Đinh Văn Ta, Hoàng Vissai và cầu thủ gần như hết thời Đặng Amaobi.

Với sự có mặt của Hoàng Vissai, Đinh Văn Ta và Đặng Amaobi, Thanh Hóa có thể tung ra sân cùng lúc 7 “ông Tây” (4 nhập tịch và 3 ngoại binh). Thế nhưng, chưa có những đóng góp cụ thể cho đội bóng, Đinh Văn Ta và Hoàng Vissai gần như trở thành những điểm yếu trong một hệ thống vốn đã "vào phom".

Khi đội trưởng Nastja Ceh (trái) không có phong độ tốt, thành tích của Thanh Hóa đã đi xuống

Bên cạnh đó, lối chơi phụ thuộc quá nhiều vào đội trưởng Nastja Ceh, 36 tuổi và không còn đủ thể lực để cày ải, đã khiến Thanh Hòa bị bắt bài. Ngoài ra, Thanh Hóa gặp sai lầm trong chuyển nhượng trên hàng công. Họ đã bị “lố” một vụ khá đau trong việc ký kết hợp đồng với tiền đạo Dincic.

Qua lời giới thiệu của Ceh với bản vàng thành tích của tiền đạo cao 1m96, từng là vua phá lưới giải hạng Nhất Serbia 2010-2011, Thanh Hóa đã không kiểm tra y tế, để rồi té ngửa khi phát hiện chân sút 32 tuổi này bị chấn thương không thể thi đấu. Và khi đã bán đi chân sút chủ lực Sunday cho Than Quảng Ninh, Thanh Hóa đã thiếu một chân sút tầm cỡ.

Thêm nữa, các trụ cột ở lượt đi như Nastja Ceh, Van Bakel, Xuân Thành, Xuân Luân, Lê Văn Tân ... giờ chỉ còn là cái bóng của chính mình. Sự xáo trộn trong đội hình với việc kẻ đến người đi khá nhộn nhịp đã khiến Thanh Hóa đánh mất đi sự ổn định. Sau 9 trận đã đấu ở lượt về, Thanh Hóa thua 4 hòa 2 và thắng 3, một con số cực thấp cho tham vọng vô địch.

Khi giải đấu còn 2 vòng là kết thúc, đội bóng xứ Thanh đã chính thức “tung cờ trắng” trong cuộc đua vô địch. Thậm chí, nếu không cải thiện được tình hình, vị thứ 3 cũng còn nằm trong tay Thanh Hóa (37 điểm), khi SHB.Đà Nẵng chỉ còn kém 2 điểm.

Quảng cáo
Thanh Hóa vs SLNA Vòng 22 V-League 2014 Thanh Hóa Sông Lam Nghệ An
Xem thêm