Quảng cáo

Điều gì đang 'giết chết' bóng chuyền Việt Nam

Dương TD Dương TD
Thứ bảy, 18/03/2017 14:08 PM (GMT+7)
A A+

Thể Thao 247 - Trong khi các quốc gia có bộ môn bóng chuyền phát triển luôn rộng tay đón những ngoại binh tham gia vào các giải đấu VĐQG như Nhật Bản, Thái Lan .... thì Việt Nam chúng ta đang đi ngược lại hoàn toàn

Giai đoạn 2006-2009 là chuỗi những mùa giải bóng chuyền nữ cực kỳ sôi động. Khi đó các đội bóng có sự tăng cường của những ngoại binh khu vực đã làm cho nền bóng chuyền Việt Nam trở lên khó đoán và những cuộc đua đến Cup vô địch càng kịch tính và quyết liệt hơn bao giờ hết. "Vital Thái Bình với sự giúp sức của phụ công số 1 Đông Nam Á Pleumjit. Trước tiên phải nói đến sinh khí mới của tay đập này mang đến đó chính là sức mạnh và đẳng cấp. Với những pha đập bóng nhanh gọn bằng những cú lao ngắn. Pleumjit chính là sát thủ số 1 trên lưới tại mùa giải 2007-2008. Có thể nói hiếm khi tay chắn nào có thể theo kịp, ngoài ra khả năng đánh sau vạch 3m của 1 phụ công là hoàn toàn mới của làng chuyền châu Á và chính Pleumjit đã giúp các tay đập ở ta biết được sự lợi hại từ hàng sau bằng những cú đập uy lực với góc đánh rộng đến thế nào, ngoài ra phát bóng tấn công cũng là lợi thế hái ra điểm.

pleumjit

Còn nhớ Bộ Tư Lệnh Thông Tin đã bị hỏng bước 1 trên dưới 5 quả liên tiếp và việc khắc chế những quả phát bóng mang nặng sức mạnh này luôn là bài toán khó không chỉ với Thông Tin mà là toàn bộ những CLB thi đấu tại giải vô địch quốc gia bấy giờ". Ngoài Thái Bình ra thì còn rất nhiều đội bóng sở hữu những tay đập ngoại như: Vũ Maika (Vietso), Sisuma ( NHCT), Anna Senni ( Long An), Malika ( Thanh Hoá).....và rõ ràng rằng khi mở cửa đón những tay đập ngoại, bóng chuyền Việt Nam cũng sẽ chào đón nhiều trường phái bóng chuyền khác nhau. Được thi đấu và học hỏi từ những tay đập ngoại cũng sẽ giúp rất nhiều cho những tay đập của Việt Nam đặc biệt là về kỹ chiến thuật và cả lối đánh hiện đại từ bên ngoài. Chính điều đó kích thích CLB  sắm cho mình ít nhất 1 ngoại binh làm con bài chiến thuật. Khi đó chỉ có riêng Thông Tin họ kiên quyết dùng 100% hàng nội.
vu mai ka viet so
Quay lại việc liên đoàn đi ngược lại xu hướng của Thế Giới. Có thể thấy ở thời điểm hiện tại hầu hết các quốc gia họ đều mở cửa đón nhận những tay đập ngoại tại giải vô địch quốc gia  đáng kể như: Trung Quốc , Thái Lan, Nhật Bản.....và việc có được những ngôi sao trong đội mình ngoài việc tăng cường về mặt sức mạnh cho đội bóng thì nó còn mang ý nghĩa cả về mặt thương mại hoá. Điển hình là Ngọc Hoa nhiều năm liền là lính đánh thuê với thu nhập khủng trên đất Thái. Và lúc này, bóng chuyền Việt Nam vẫn mang dạng " ta đấu với ta trong cái ao tù vốn khó nuôi lớn được tài năng"

bong chuyen nu viet nam
Chính điều đó làm cho sân chơi chuyên nghiệp càng ngày càng tẻ nhạt. Các trận đấu gần như đã biết được thế cục , và chỉ có 3 đội bóng luôn là nơi hội tụ cả đội tuyển quốc gia tranh tài đã dẫn đến các clb cửa dưới chẳng thể ngóc đầu lên nổi. Chính điều đó đâm ra tính ganh đua biến mất và mục tiêu cho các đội bóng cũng không có khi biết trước sẽ mãi thua. Ngoài ra, các tay đập tài năng thì không có sân chơi thực sự khốc liệt để trau dồi chuyên môn và cải thiện tâm lý. Chính điều đó dẫn đến khi chúng ta đem chuông đi đánh sứ người luôn phải nhận những thất bại toàn diện. Thay vì không ngừng tiến bộ qua các năm như Iran hay Đài Loan thì các cô gái chúng ta cứ mãi hụt hơi và đuối sức tại các giải đấu lớn.

Thể thao thì không ngừng làm mới và luôn phải thay đổi mình. Việc tăng cường cầu thủ ngoại lúc này có lẽ là cần thiết để giúp nền bóng chuyền đi lên và phát triển. Và để cuộc đua trở lên hấp dẫn thì hãy xoá bỏ rào cản để tiếp nhận xu hướng, chỉ có vậy mới đưa bóng chuyền trở lại thành món ăn tinh thần thực sự đúng nghĩa.
Thể Thao 247 - Đồng hành cùng bóng chuyền Việt Nam
Quảng cáo
bóng chuyền nữ cấm ngoại binh thi đấu bóng chuyền quốc tế
Xem thêm