Quảng cáo

Campuchia: Bùng nổ về thành tích ở SEA Games, nhưng liệu có bền vững?

Tại SEA Games 32, chủ nhà Campuchia đã phá kỷ lục của họ về số huy chương giành được chỉ sau chưa đầy 2 ngày thi đấu chính thức và đoạt vị trí thứ tư chung cuộc. Thành tích bùng nổ này có phải tiền đề cho sự phát triển hay chỉ là những niềm vui nhất thời?.

Làm nhiều cách để chiến thắng

SEA Games là sự kiện thể thao quan trọng nhất trong khu vực ASEAN và một trong những mục tiêu quan trọng nhất của SEA Games luôn được nêu ra, đó là để các vận động viên của mỗi quốc gia có cơ hội phát huy tiềm năng của mình, bằng cách  thi đấu công bằng với các quốc gia khác. 

Tuy vậy, trên thực tế, chiến thắng mới là ưu tiên số 1. Chính vì điều đó, cứ đến khi nước nào làm chủ nhà SEA Games, gần như chắc chắn nước đó sẽ làm nhiều cách để chiến thắng, tranh giành vị trí số 1 trên bảng tổng sắp, dù bất kể trước đó họ có thành tích không mấy khả quan ở những kỳ Đại hội trước.

Campuchia năm nay cũng không phải trường hợp ngoại lệ, SEA Games năm ngoái tại Việt Nam, Campuchia chỉ giành được vỏn vẹn 9 HCV, ấy vậy mà chỉ qua 5 ngày thi đấu gần nhất, Campuchia đã giành được gần 50 HCV. Một con số thực sự là không thể tin nổi.

Vậy chỉ qua 1 năm ngắn ngủi họ đã làm như thế nào?.

Mặc dù không thể phủ nhận thể thao Campuchia vẫn đang có những bước tiến vượt bậc, thế nhưng cách họ cạnh tranh cho vị trí số 1 ở Kỳ đại hội thể thao lần này thực sự là không bền vững. 

SEA Games năm nay có 11 quốc gia tranh tài nhưng lại có đến 583 bộ huy chương khác nhau, một con số kỷ lục, gấp đôi cả Olympic Tokyo 2021, nói vui thì SEA Games xứng đáng là một sự kiện thể thao lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại.

Số lượng huy chương khủng như vậy vì Campuchia đã “nhồi” nhiều môn thể thao truyền thống của họ vào chương trình thi đấu: từ Cờ Ốc, Kun Khmer, hay Kun Bokator với rất nhiều nội dung tranh tài. Và tất nhiên, khi các quốc gia khác tranh tài ở những môn hoàn toàn mới lạ thì Campuchia hầu như chiếm vị trí độc tôn ở các môn thi đấu này. 

thiet-ke-chua-co-ten-1683874298.jpg
Cờ Ốc, võ Kun Bokator là những môn thể thao truyền thống của Campuchia tại SEA Games lần này

Không những vậy, Campuchia cũng loại bỏ khá nhiều nội dung thi đấu sở trường của các quốc gia khác. Các nước tham dự cũng chỉ được đăng ký tối đa 70% số lượng nội dung thi đấu. Tiêu biểu ở môn cầu lông, tại SEA Games 32, chủ nhà Campuchia đã tổ chức một nội dung mới của môn cầu lông, gọi là “đồng đội hỗn hợp”. Khác với những nội dung đồng đội quen thuộc khác trong cầu lông gồm đồng đội nam và đồng đội nữ, nội dung mà nước chủ nhà triển khai là tập hợp của các tay vợt nam và nữ trong cùng đội tuyển, gồm đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ.

Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Indonesia không được tham gia nội dung này bởi đây là những nền cầu lông hàng đầu Đông Nam Á, nếu không muốn nói là đã vươn tầm châu Á. Chủ nhà SEA Games 32 chỉ cho phép các đội Campuchia, Lào, Brunei, Timor Leste và Myanmar góp mặt để tăng khả năng cạnh tranh huy chương vàng của mình. 

Đúng như kế hoạch, sau chiến thắng dễ dàng tại vòng bán kết, Campuchia đã giành HCV lịch sử khi đánh bại Myanmar 3-2 sau các trận đấu gay cấn tại chung kết. Đây là tấm HCV đầu tiên của cầu lông Campuchia trên đấu trường SEA Games.

Campuchia: Bùng nổ về thành tích ở SEA Games, nhưng liệu có bền vững? 279275
Đội tuyển Campuchia lần đầu giành HCV môn cầu lông

Có thể giành chức vô địch, nhưng liệu Campuchia đã đi đúng theo mục đích ban đầu lúc thành lập ra SEA Games: “Các vận động viên của mỗi quốc gia có cơ hội phát huy tiềm năng của mình bằng cách thi đấu công bằng với các quốc gia khác.”

Ngoài bỏ nội dung thi đấu, không cho các đội tham dự, Campuchia liên tục nhập tịch các VĐV nước ngoài được nước chủ nhà nêu lên là có “gốc gác” Campuchia. 

Hãy cứ nhìn vào đội tuyển bóng rổ 3×3 của Campuchia đã đánh bại Philippines để giành huy chương vàng. Có 3 trên 4 cầu thủ nhập tịch. Brandon Peterson, Darrin Ray Dorsey, Sayeed Alcabia Pridgett, nhìn họ trông chỉ giống những “lính đánh thuê” từ giải NBA chuyên nghiệp vậy. 

Ngoài ra còn có vận động viên ba môn phối hợp Kim Manggrobang, vận động viên ba môn phối hợp người Philippines, đã mất 4 chức vô địch liên tiếp sau khi thua Margon Garabedian, vận động viên Campuchia nhập tịch từ Pháp. Về môn cricket, những nam vận động viên gốc Ấn Độ của Campuchia đã đánh bại Malaysia ở chung kết.

Nhiều người lần đầu xem thi đấu môn này không biết rõ đây là đội tuyển Campuchia hay là đội tuyển Ấn Độ.

fvqhbmqayaavmmp-1683874581.jpg
Đội tuyển Cricket của Campuchia không khác mấy so với đội tuyển Ấn Độ

Thành tích nhất thời, nhưng không bền vững

Nhìn vào 81 HCV của Campuchia, thế nhưng chưa được 1/4 trong số đó đến từ môn thể thao thuộc nhóm Olympic. Đến các kỳ đại hội khác, liệu con số này có được lặp lại. Bỏ đi một số môn thể thao Olympic hoặc không cho các đối thủ mạnh tham dự cũng là đánh mất đi cơ hội cho các VĐV nước nhà được cọ xát, thi đấu, nâng cao trình độ.

Việc nhập tịch quá nhiều các VĐV ngoại, điều đầu tiên là các VĐV nội mất đi cơ hội thi đấu. Campuchia cần thành công ngay lập tức. Những thứ VĐV nhập tịch chưa chắc đã có là niềm tự hào được đại diện cho người dân Campuchia khi thi đấu. Thất bại là một phần của học tập. Chiến thắng mà không trung thực là không chiến thắng. 

Thậm chí, còn ghi nhận trường hợp như VĐV gốc Pháp, Sokha Michael Chomond sau khi thi đấu môn triathlon ở nội dung duathlon mà không giành được HCV đã tố Campuchia không trả tiền thuê mình thi đấu. Điều này dù chưa được xác minh là đúng hay không cũng làm xấu mặt nước chủ nhà rất nhiều.

Ngược lại, dù chỉ về cuối cùng ở nội dung 5.000m kém người dẫn đầu đến 6 phút, VĐV Bou Samnang của Campuchia đã làm tất cả phải cảm động bởi tinh thần thi đấu hết mình vì màu cờ sắc áo, cô không bỏ cuộc và vẫn cố gắng hoàn tất phần thi dưới trời mưa tầm tã.

r2-1683713534-171727-1683874692.jpg
Hình ảnh của VĐV Bou Samnang thực sự rất xúc động

Đôi khi những giá trị về thành tích nên được gác lại sang một bên để nhìn xa hơn về một sự phát triển bền vững. “Thành Rome đâu chỉ xây dựng trong một đêm”. Có lẽ Campuchia đã hy vọng quá nhiều vào lần đầu tiên quốc gia này được tổ chức SEA Games. Họ làm mọi thứ để mang lại niềm vui cho NHM nước nhà, nhưng trên hết để giá trị niềm vui ấy trở nên lâu dài, Campuchia cần nhìn xa hơn, biết chấp nhận lùi 1 bước để tiến 2 bước, biết xây dựng một quá trình đúng cách.

Quảng cáo
Tin liên quan
Bảng tổng sắp
huy chương SEA Games 32
TT Quốc gia Vàng Bạc Đồng Tổng
1 Việt Nam Việt Nam 136 105 114 355
2 Thái Lan Thái Lan 108 96 108 312
3 Indonesia Indonesia 86 81 109 276
4 Campuchia Campuchia 81 74 126 281
5 Philippines Philippines 58 86 116 260
6 Singapore Singapore 51 42 64 157
7 Malaysia Malaysia 34 45 97 176
8 Myanmar Myanmar 21 25 68 114
9 Lào Lào 6 22 60 88
10 Brunei Brunei 2 1 6 9
11 Đông Timor Đông Timor 0 0 8 8